Blog Học Đàn

Nhạc lý cơ bản – Loại nhịp và vạch nhịp

Loại nhịp được kí hiệu bằng số chỉ nhịp. Số chỉ nhịp được đặt sau khoá nhạc và hoá biểu (nếu có). Số chỉ nhịp gồm hai chữ số, số bên trên chỉ số phách có trong mỗi nhịp, số bên dưới chỉ trường độ mỗi phách bằng một phần mấy của nốt tròn.


Một số loại nhịp thường gặp:


– Nhịp 2/4: Nhịp 2/4 có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen (nốt đen có trường độ bằng một phần tư nốt tròn). Nhịp 2/4 có phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. Ví dụ:

Nhịp 2/4

– Nhịp 3/4: Nhịp 3/4 có ba phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen. Nhịp 3/4 có phách 1 là phách mạnh, phách 2 và 3 là phách nhẹ. Ví dụ:

Nhịp 3/4

– Nhịp 4/4 (còn được viết là C): Nhịp 4/4 có bốn phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen (nốt đen có trường độ bằng một nốt đen. Nhịp 4/4 có phách 1 là phách mạnh, phách 3 là phách mạnh vừa, phách 2 và 4 là phách nhẹ. Ví dụ:

Nhịp 4/4

– Nhịp 2/8: Nhịp 2/8 có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt móc đơn (nốt móc đơn có trường độ bằng một phần tám của nốt tròn). Nhịp 2/8 có phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. Ví dụ:

Nhịp 2/8

– Nhịp 3/8: Nhịp 3/8 có ba phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt móc đơn. Phách 1 là phách mạnh, phách 2 và 3 là phách nhẹ. Ví dụ:

Nhịp 3/8

– Nhịp 6/8: Nhịp 6/8 có sáu phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt móc đơn. Nhịp 6/8 có phách 1 là phách mạnh, phách 4 là phách mạnh vừa, còn lại là phách nhẹ. Ví dụ:

Nhịp 6/8

Nhịp 2/2 (còn được viết là C): Nhịp 2/2 có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt trắng (nốt trắng có trường độ bằng một phần hai của nốt tròn). Nhịp 2/2 có phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. Ví dụ:

Nhịp 2/2

Trên khuông nhạc, nhịp có thể được gọi là ô nhịp. Các ô nhịp được phân cách nhau bằng những vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp (hoặc gạch nhịp). Những nốt nhạc nằm sát sau vạch nhịp bao giờ cũng là phách mạnh.


Trong bản nhạc còn sử dụng hai vạch nhịp đứng sát nhau, gọi là vạch kép (hoặc vạch nhịp đôi). Vạch kép có hai loại.


– Vạch kép có hai nét không tô đậm, dùng trong các trường hợp:

  • Thay đổi nhịp.
  • Thay đổi khoá. Ví dụ:
  • Thay đổi khoá

  • Ngăn cách các quãng, hợp âm.
    Ví dụ:
  • Ngăn cách các quãng, hợp âm

  • Chuyển sang đoạn nhạc mới. Ví dụ:
  • Chuyển sang đoạn nhạc mới

    – Vạch kép có một nét tô đậm, dùng trong các trường hợp:

  • Đi cùng dấu nhắc lại hoặc dấu hồi. Ví dụ:
  • Đi cùng dấu nhắc lại hoặc dấu hồi

  • Kết thúc tác phẩm
  • Các bài học, giáo trình khác


    Tổng hợp các hợp âm và thế tay guitar – Tone A
    Tổng hợp các hợp âm và thế tay guitar – Tone A

    Tổng hợp các hợp âm và thế tay guitar – Tone C Tổng hợp các...



    Cách cầm phím và đặt ngón tay đàn guitar
    Cách cầm phím và đặt ngón tay đàn guitar

    Cầm phím đàn đừng cầm quá chặt hay quá lỏng. Nếu bạn cầm quá chặt,...


    Học đàn Guitar đệm hát – Bài 1 Tay phải và Tay trái
    Học đàn Guitar đệm hát – Bài 1 Tay phải và Tay trái

    Học đàn Guitar đệm hát là chuỗi bài hướng dẫn học guitar đệm hát của...


    Điệu Disco
    Điệu Disco

    – Thể điệu Disco được ra đời trong thập niên 70, và nó là thể...