Blog Học Đàn

Nhạc lý cơ bản – Dấu hoá & trùng âm

CÁC BẬC CHUYỂN HOÁ

    Trong hệ thống âm nhạc, các bậc cơ bản đều có thể nâng cao hoặc hạ thấp nửa cung hoặc một cung. Những âm được nâng cao hoặc hạ thấp như vậy gọi là những bậc chuyển hoá.
    Trên đàn piano, phím trắng là các bậc cơ bản, phím đen là các bậc chuyển hoá.

DẤU HOÁ

    Khi một âm được nâng cao lên nửa cung gọi là Thăng (kí hiệu #), nếu nâng cao lên một cung gọi là thăng kép (kí hiệu x).
    Khi một âm hạ thấp xuống nửa cung gọi là Giáng (kí hiệu b), nếu hạ thấp xuống một cung gọi là giáng kép (kí hiệu bb). Ví dụ:

Dấu hoá

    Các bậc chuyển hoá được gọi theo tên của các bậc cơ bản cùng với các kí hiệu thăng, giáng.
    Nốt nhạc đang thăng hoặc giáng, nếu muốn trở lại độ cao cơ bản, phải dùng dấu hoàn (còn gọi là dấu bình). Ví dụ:

Các bậc chuyển hoá

    Ví dụ khác:

các Bậc chuyển hoá

    Các kí hiệu thăng, giáng, thăng kép, giáng kép, hoàn gọi là các dấu hoá.
    Để viết tên nốt nhạc bằng chữ cái La-tinh có dấu thăng, giáng, khi đó dấu thăng được thay bằng chữ is, thăng kép thay bằng isis, giáng thay bằng es, giáng kép thay bằng eses. Ví dụ:

Bảng tên gọi bằng chữ cái La-tinh
HOÁ BIỂU VÀ DẤU HOÁ BẤT THƯỜNG

  • Hoá biểu: là một hoặc một số dấu hoá nằm cố định ở đầu khuông nhạc (bên phải khoá nhạc). Hoá biểu bao giờ cũng cùng loại hoặc là dấu thăng hoặc là dấu giáng, chúng xuất hiện theo một thứ tự nhất định và có hiệu lực trong suốt bản nhạc.
    • Bài hát có hoá biểu một dấu giáng:

    Bài hát có hoá biểu một dấu giáng

      Bài hát có hoá biểu ba dấu thăng:

    Bài hát có dấu hoá biểu ba dấu thăng

      Ví dụ bài hát có hoá biểu một dấu thăng:

    Bài hát có hoá biểu một dấu thăng

  • Dấu hoá bất thường: Là những dấu hoá xuất hiện trước các nốt nhạc. Dấu hoá bất thường có hiệu lực với nốt đó và những nốt cùng cao độ đứng sau nó trong ô nhịp.
    • Dấu hoá bất thường không có hiệu lực với nốt cao hơn (hoặc thấp hơn) quãng tám đứng sau nó trong ô nhịp. Nếu muốn, những nốt đó cũng phải viết thêm dấu hoá. Ví dụ:

    Dấu hoá bất thường

      Dấu hoá bất thường còn có hiệu lực với cả nốt nhạc ở nhịp sau, trong trường hợp nó được nối với nốt nhạc bị hoá ở nhịp trước. Ví dụ

    Dấu hoá bất thường

      Ví dụ:

    Ví dụ dấu hoá bất thường
    TRÙNG ÂM

      Các âm có độ cao bằng nhau nhưng khác nhau về cách viết gọi là trùng âm. Hệ thống bình quân chia quãng tám thành 12 nửa cung bằng nhau nên ở cùng một bậc chuyển hoá nó có thể là âm nâng cao của bậc cơ bản ở dưới nó nửa cung mà cũng có thể là âm hạ thấp của bậc cơ bản ở trên nó nửa cung.
  • Trùng âm có thể xảy ra giữa một bậc cơ bản và một bậc chuyển hoá. Ví dụ:
  • Trùng âm có thể xảy ra giữa một bậc cơ bản và một bậc chuyển hoá

  • Trùng âm có thể xảy ra giữa hai bậc chuyển hoá. Ví dụ:
  • Trùng âm có thể xảy ra giữa hai bậc chuyển hoá

    Các bài học, giáo trình khác


    Tổng hợp các hợp âm và thế tay guitar – Tone A
    Tổng hợp các hợp âm và thế tay guitar – Tone A

    Tổng hợp các hợp âm và thế tay guitar – Tone C Tổng hợp các...



    Cách cầm phím và đặt ngón tay đàn guitar
    Cách cầm phím và đặt ngón tay đàn guitar

    Cầm phím đàn đừng cầm quá chặt hay quá lỏng. Nếu bạn cầm quá chặt,...


    Học đàn Guitar đệm hát – Bài 1 Tay phải và Tay trái
    Học đàn Guitar đệm hát – Bài 1 Tay phải và Tay trái

    Học đàn Guitar đệm hát là chuỗi bài hướng dẫn học guitar đệm hát của...


    Điệu Disco
    Điệu Disco

    – Thể điệu Disco được ra đời trong thập niên 70, và nó là thể...