Blog Học Đàn

Nhạc lý cơ bản – Một số dấu viết tắt

DẤU NHẮC LẠI

    Dấu nhắc lại viết bằng kí hiệu: Dấu nhắc lại
    Dấu này dùng để nhắc lại một đoạn nhạc hoặc toàn bộ bản nhạc. Ví dụ:

Bản nhạc dùng dấu nhắc lại

Ví dụ dấu nhắc lại

    Dấu hoá bất thường còn có hiệu lực với cả nốt nhạc ở nhịp sau, trong trường hợp nó được nối với nốt nhạc bị hoá ở nhịp trước. Ví dụ:

ví dụ dấu nhắc lại

    Nếu cuối đoạn nhạc ở lần nhắc lại có sự thay đổi so với lần đầu, người ta dùng dấu ngoặc vuông với số 1 cho lần diễn đầu. Khi nhắc lại lần thứ 2 sẽ bỏ đoạn nhạc trong ngoặc vuông 1, để vào tiếp đoạn nhạc ở ngoặc vuông thứ 2. Ví dụ:

Ví dụ dấu nhắc lại
Ví dụ dấu nhắc lại

    Ca khúc có nhiều lời, có thể dùng 3 hay 4 ngoặc vuông, cách nhắc lại theo nguyên tắc như trên.
    Khi cần nhắc lại nhịp nào đó vài lần, dùng dấu dấu nhắc lại Ví dụ khi viết:

ví dụ dấu nhắc lại

    Cần thực hiện là:

thực hiện dấu nhắc lại

DẤU SEGNO VÀ DẤU CODA

    Dấu Segno (còn gọi là dấu hồi) viết bằng kí hiệu dấu segno
    Dấu này có tác dụng tương đương dấu nhắc lại. Dấu Segno thường dùng trong những tác phẩm có hình thức lớn hoặc dùng với đoạn nhạc có khuôn khổ lớn hơn so với dấu nhắc lại. Phải đặt dấu Segno ở hai đầu của đoạn nhạc cần nhắc lại. Ví dụ:

Ví dụ dấu segno

    Có tác phẩm gồm ba phần, nếu không muốn chép lại phần thứ ba (vì lặp lại giống phần đầu), cần viết fine (hết) ở cuối phần thứ nhất, viết Da capo al fine ở cuối phần thứ hai. Ví dụ:

ví dụ dấu segno

    Dấu Coda (nghĩa là kết thúc) viết bằng kí hiệu: Dấu coda
    Dấu Coda thường đi kèm với dấu hồi. Bản nhạc có dấu Coda và dấu hồi được trình bày theo trình tự sau:

Ví dụ về dấu coda

  • Trình bày từ đầu đến dấu hồi thứ hai
  • Nhắc lại từ dấu hồi thứ nhất đến dấu Coda thứ nhất.
  • Không trình bày đoạn từ dấu Coda thứ nhất đến dấu Coda thứ hai.
  • Trình bày tiếp từ dấu Coda thứ hai đến hết.
  • DẤU CHUYỂN QUÃNG TÁM

      Dấu chuyển quãng tám dùng bằng kí hiệu dấu chuyển quãng tám
      Dấu chuyển quãng tám ghi một đoạn nhạc cần đưa lên cao hoặc hạ thấp xuống một quãng tám. Dùng dấu này sẽ tránh phải viết nhiều dòng kẻ phụ, gây khó khăn khi đọc nốt nhạc.
      Khi đưa lên một quãng tám, kí hiệu viết phía trên khuông nhạc. Ví dụ khi viết:

    ví dụ dấu chuyển quãng tám

      Cần thực hiện là:

    Dấu chuyển quãng tám

      Khi đưa xuống một quãng tám, kí hiệu viết phía dưới khuông nhạc. Ví dụ khi viết:

    ví dụ dấu chuyển quãng tám

      Cần thực hiện là:

    ví dụ dấu chuyển quãng tám
    CÁCH GHI NHẠC HAI BÈ

      Ngoài những bản nhạc, bài hát chỉ có một bè, còn có loại bài nhiều bè, trong đó đơn giản nhất là bài hai bè. Có thể ghi các bè trên khuông nhạc bằng hai cách:
  • Đuôi nốt nhạc của hai bè quay cùng chiều. Thường áp dụng với bài có bè trên luôn cao hơn bè dưới. Ví dụ:
  • Ví dụ cách ghi nhạc hai bè

  • Đuôi nốt nhạc của hai bè quay ngược chiều. Thường áp dụng với bài có tính chất phức điệu (hai giai điệu độc lập về tiết tấu) hoặc ở bè dưới đôi khi có nốt cao hơn bè trên. Ví dụ:
  • Ví dụ cách ghi nhạc hai bè

    Các bài học, giáo trình khác


    Tổng hợp các hợp âm và thế tay guitar – Tone A
    Tổng hợp các hợp âm và thế tay guitar – Tone A

    Tổng hợp các hợp âm và thế tay guitar – Tone C Tổng hợp các...



    Cách cầm phím và đặt ngón tay đàn guitar
    Cách cầm phím và đặt ngón tay đàn guitar

    Cầm phím đàn đừng cầm quá chặt hay quá lỏng. Nếu bạn cầm quá chặt,...


    Học đàn Guitar đệm hát – Bài 1 Tay phải và Tay trái
    Học đàn Guitar đệm hát – Bài 1 Tay phải và Tay trái

    Học đàn Guitar đệm hát là chuỗi bài hướng dẫn học guitar đệm hát của...


    Điệu Disco
    Điệu Disco

    – Thể điệu Disco được ra đời trong thập niên 70, và nó là thể...